Tiểu sử William Makepeace Thackeray

Thackeray sinh tại Calcutta, Ấn Độ, người cha Richmond Thackeray (1-9-1781 – 13-9-1815) là một nhân viên cấp cao của Công ty Đông Ấn Độ. Bà mẹ của ông, Anne Becher (1792–1864), con gái thứ của Harriet và John Harman Becher cũng là thư ký cho công ty này.

William được gửi sang Anh năm 5 tuổi, từng sống tại đảo St. Helena, nơi Napoléon từng bị đi đày, một thời gian ngắn. Ông tốt nghiệp tại SouthamptonChiswick và sau đó ở trường Charterhouse, nơi ông trở thành bạn thân của nhà biếm hoạ John Leech. Ông rất ghét Charterhouse, sau này mỉa mai nó trong "Slaughterhouse." (Dẫu vậy Thackeray vẫn có đài tưởng niệm tại Charterhouse Chapel sau khi chết). Bệnh tật trong năm cuối trì hoãn ông nhập học tại Đại học Cambridge mãi cho đến tháng 2 năm 1829. Không ưa sách vở lý thuyết, ông bỏ học năm 1830, dù có vài tác phẩm đầu tay xuất hiện trên ấn phẩm của trường The Snob và The Gownsman.[1]

Tranh biếm hoạ bản thân của chính Thackeray

Ông dành thời gian đi du lịch, qua ParisWeimar, nơi gặp gỡ Goethe. Sau đó trở lại Anh và học luật tại Middle Temple nhưng bỏ sau ít lâu. Năm 21 tuổi ông được hưởng gia sản thừa kế nhưng phung phí vào cờ bạc và hai tờ báo thất bát: The National Standard và The Constitutional. Ông cũng không may khi hai ngân hàng Ấn Độ phá sản. Buộc phải có nghề kiếm ăn, ông quay sang hội họa, học tại Paris nhưng cũng chẳng theo đuổi ngoại trừ vài năm sau này cần vẽ biếm hoạ cho tác phẩm của chính mình.

Những năm ăn không ngồi rồi của Thackeray chấm dứt sau khi gặp và cưới Isabella Gethin Shawe (1816-1893),con thứ của đại tá Matthew Shawe và bà Isabella Creagh ngày 20 tháng 8 năm 1936. Ba cô con gái ra đời: Anne Isabella Thackeray Ritchie (1837-1919), Jane (1837; chết lúc 8 tháng tuổi) và Harriet Marian (1840-1875). Ông bắt đầu "viết vì miếng cơm manh áo", chuyển sang nghề phóng viên để nuôi sống gia đình nhỏ của mình.

Ông chủ yếu viết cho tạp chí Fraser's Magazine về phê bình hội họa, đăng vài truyện ngắn, hai tiểu thuyết dài hơn, CatherineMay mắn của Barry Lyndon. Sau đó, qua giới thiệu của John Leech, ông quay sang viết cho tạp chí mới mở Punch, nơi ông xuất bản The Snob Papers, sau sửa thành The Book of Snobs. Quyển sách làm thịnh hành nghĩa mới của từ "snob" (trưởng giả học làm sang).

Bi kịch giáng xuống cuộc đời ông khi Isabella rơi vào trầm cảm sau cái chết của đứa com gái năm 1840. Tưởng không chuyện gì lớn, ông đi xa liên miên cho đến tháng 9 năm đó ông nhận ra vợ đang hấp hối. Tỉnh ngộ, ông đưa bà vợ bệnh hoạn sang Ireland. Trong chuyến đi, bà nhảy từ trên tàu xuống biển nhưng được cứu. Sau đó họ trở về nhà. Từ tháng 11 năm 1840 tới tháng 2 năm 1842 bà hoàn toàn không tự chăm sóc được bản thân, thể trạng xanh xao ẻo lả.

Bà Thackeray trở nên điên loạn, mất ý thức. Thackeray tuyệt vọng tìm cách cứu chữa cho vợ, nhưng vô ích, và cuối cùng phải giam bà trong một ngôi nhà gần Paris. Bà ở đó cho đến năm 1893, không sống cùng chồng gần 30 năm. Sau sự bệnh hoạn của vợ, Thackeray gần như một người goá vợ, không bao giờ quan hệ lâu dài với ai. Ông theo đuổi những người đàn bà khác, cụ thể là cô Jane Brookfield và Sally Baxter.

Thackeray

Đầu những năm 1840, Thackeray thành công với hai cuốn du ký, The Paris Sketch BookThe Irish Sketch Book. Cuối thập niên đó, ông đạt được thành quả từ Snob Papers, nhưng danh tiếng ông chỉ thực sự bắt đầu với Hội chợ phù hoa, đầu tiên ra mắt từng phần từ tháng 1 năm 1847. Thackeray trở nên nổi tiếng, được hàng loạt các nhà quý tộc ông từng chế nhạo kết thân, họ tán thưởng ông ngang hàng với Charles Dickens.

Ông " đứng trên đỉnh cao" suốt cả thập kỉ và hơn nửa cuộc đời, cho ra đời những cuốn tiểu thuyết lớn tiêu biểu là Pendennis, Gia đình Newcome, và Henry Esmond dù bệnh tật liên miên, kể cả cơn bệnh chí tử đánh gục ông năm 1849 khi đang viết dở Pendennis. Ông hai lần sang Mĩ diễn thuyết trong những năm này.

Thackeray cũng diễn thuyết tại London với những nhà hài hước Anh thế kỉ XVIII. Tại Oxford, ông bị đánh bại bởi Cardwell trong cuộc đua vào nghị viện.

Năm 1860, Thackeray biên tập cho tạp chí mới ra đời Cornhill, nhưng thấy không thoải mái bằng công việc bình luận nên đổi qua viết cho Roundabout Papers.

Sức khoẻ ông ngày một xuống dốc vào những năm 1850s và phát bệnh vài ngày một lần. Ông cũng không còn nhiều sức sáng tạo. Ông cũng không dứt được cơn nghiện hồ tiêu, rất có hại cho tiêu hoá của ông. 23 tháng 12 năm 1863,ấmu khi ăn tối và chuẩn bị đi ngủ, Thackeray đột quỵ và được tìm thấy đã chết trên giường ngủ vào sáng hôm sau. Cái chết ở tuổi 52 của ông gây sống cho toàn thể gia đình, bạn bè và độc giả. Gần 7000 tham dự tang lễ tại vườn Kensington. Ông được mai táng ngày 2 tháng 12 tại nghĩa trang Kensal Green, và được Marochetti tạc tượng bán thân ở tu viện Westminster.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: William Makepeace Thackeray http://etext.library.adelaide.edu.au/ http://etext.library.adelaide.edu.au/t/thackeray/w... http://bartleby.com/268/4/19.html http://books.google.com/books?id=3SoZAAAAMAAJ http://books.google.com/books?id=MTMZAAAAYAAJ&pg=P... http://www.surlalunefairytales.com/bluebeard/ficti... http://yet.typepad.com/round_dice/2006/03/william_... http://www2.hn.psu.edu/faculty/jmanis/thackeray.ht... http://www.victorianweb.org/authors/wmt/pegasus/co... https://web.archive.org/web/20081011195807/http://...